Thẩm định giá tài sản vô hình

Dịch Vụ

Giá trị của một doanh nghiệp hiện nay không còn nằm ở các tài sản hữu hình như: Bất động sản, máy móc thiết bị, công trình xây dựng, nhà xưởng…mà nằm ở các tài sản vô hình như: Giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền thương mại, cơ sở dữ liệu, thông tin, nguồn nhân lực, bí kíp kinh doanh, khách hàng,…Đó là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Doanh nghiệp. Tài sản vô hình là yếu tố làm nên tên tuổi, phủ rộng thị trường, giúp doanh nghiệp thành công.

Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) định nghĩa: tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. TSVH không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm: Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.

Theo tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề thẩm định giá chuyên nghiệp (USPAP) của Appraisal Foundation đưa ra khái niệm tài sản vô hình: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm nhưng không giới hạn trong số các tài sản trong số các tài sản sau: Quyền thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, goodwill, cổ phần, cổ phiếu và hợp đồng được tách biệt khỏi tài sản có hình thái vật chất như phương tiện, trang thiết bị.

Tài sản vô hình (intangible assets) là tài sản không có hình dạng cụ thể như uy tín, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có giá trị bằng tiền (theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân).

2. Khái niệm thẩm định giá tài sản vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị tài sản vô hình bằng tiền theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

3. Cơ sở thẩm định giá tài sản vô hình

Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.

Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,…

4. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình phục vụ nhiều mục đích khác nhau cho các bên liên đảm bảo lợi ích chính đáng từ đó doanh nghiệp đưa ra các quyết định để kinh doanh đầu tư…Một số mục đích thẩm định giá cơ bản thẩm định giá tài sản vô hình như sau:

  • Cho phép doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp
  • Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.
  • Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc hình thành các dự án, phát triển các loại tài sản vô hình của mình.
  • Tài sản vô hình được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tái cấu trúc tài sản vô hình: (mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…) xử lý nợ; giải thể doanh nghiệp; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.
Chia sẻ
Thẩm định giá tài sản vô hình Thẩm định giá tài sản vô hình Thẩm định giá tài sản vô hình
0903550499